Thêm đại học tốp đầu Úc tuyển thẳng học sinh Việt Nam, vì sao?
Tờ Hoàn cầu Thời báo gọi hành động của Wu Wanzheng là "trò hề" nhằm thu hút sự chú ý của dư luận trên mạng xã hội và điều này xuất phát từ hành động mang tính "dân túy". Để đáp trả, blogger dọa sẽ kiện luôn những người phản đối.300 khách du lịch Hàn Quốc 'xông đất' vịnh Hạ Long
Như thường lệ, 5 giờ sáng nay, anh Nguyễn Tuấn An, ngụ Q.10, thức dậy để tập thể dục. Tuy nhiên, từ lầu 20 nhìn ra ban công, anh chần chừ vì bầu trời đậm đặc sương mù. Đến gần 7 giờ sáng, không khí có phần giảm đậm đặc khi những tia nắng đầu ngày xuất hiện. Nhiều người dân ở TP.HCM cũng chứng kiến hiện tượng này và băn khoăn, không biết sương mù hay bụi mịn gây ô nhiễm?
'Mình yêu nhau, bình yên thôi' tập 12: Vợ chồng Đức Anh 'chạy trời không khỏi nắng'?
Ghi nhận của Thanh Niên lúc 18 giờ hôm nay 28.1 (nhằm ngày 29 tết), nhiều người dân TP.HCM cùng gia đình, người thân vào trung tâm TP.HCM đón giao thừa. Các tuyến đường như Đồng Khởi, Tôn Đức Thắng (Q.1)... đông xe.Tại khu vực Đường hoa Nguyễn Huệ và Công viên bến Bạch Đằng (Q.1) đông nghẹt người đến vui chơi, chụp ảnh. Nhiều người háo hức chờ ngắm những màn pháo hoa tầm cao bắn lên từ đầu đường hầm sông Sài Gòn, chào đón thời khắc chuyển giao giữa năm cũ Giáp Thìn 2024 và năm mới Ất Tỵ 2025.Trong dòng người đó có anh Khắc Duy (31 tuổi, ngụ Q.8). Anh cho biết từ 17 giờ chiều đã cùng vợ đi từ nhà cha mẹ ở Q.3 vào trung tâm TP.HCM để vui chơi. Người đàn ông cho biết vừa tham quan Đường hoa Nguyễn Huệ, anh sẽ ra Công viên bến Bạch Đằng để tìm một vị trí ngắm pháo hoa đẹp."Đây là năm thứ hai vợ chồng mình đi xem pháo hoa, kể từ hồi lấy nhau. Thương tết Tây mình không đi xem vì tính chất công việc, Tết Nguyên đán thì thoải mái hơn. Mình rất thích không khí ngày cuối cùng của năm này, Sài Gòn đẹp biết bao nhiêu", anh chia sẻ.Vợ chồng anh Duy cho biết tết năm nay không có kế hoạch du lịch xa mà đón tết cùng gia đình ở TP.HCM. Anh hy vọng năm mới, bản thân và gia đình sẽ gặp được nhiều may mắn, sức khỏe, bình an. Trong khi đó, chị Vy (22 tuổi) cùng bạn bè vào trung tâm TP.HCM đêm giao thừa cho biết chị rất mong chờ được ngắm pháo hoa tối nay. Chị tâm sự bản thân rất thích những sự kiện náo nhiệt, đông người."Hầu như tết nào mình cũng đi xem pháo hoa, với gia đình hoặc bạn bè. Mình nghĩ đó là cách tuyệt vời nhất để chào đón một năm mới. Hôm nay đông xe, nhưng không bằng Tết Dương lịch, mình di chuyển thoải mái hơn. Chúc mọi người đón một năm mới bình an!", chị nói thêm.Như Thanh Niên đã thông tin, theo chỉ đạo của UBND TP.HCM về công tác tổ chức bắn pháo hoa đón giao thừa Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, năm nay địa phương sẽ bắn pháo hoa tại 15 điểm. Đây là số điểm bắn pháo hoa kỷ lục trong dịp Tết Nguyên đán tại TP.HCM, bố trí ở TP.Thủ Đức, 5 huyện: Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ và 5 quận: 7, 8, 11, 12 và Gò Vấp.Thời gian bắn pháo hoa từ 0 giờ đến 0 giờ 15 phút ngày 29.1. Cụ thể, có 2 điểm bắn pháo hoa tầm cao tại khu vực đầu đường hầm sông Sài Gòn (P.Thủ Thiêm, TP.Thủ Đức), số lượng 1.500 quả pháo hoa tầm cao, 30 giàn pháo hoa tầm thấp, 10 giàn hỏa thuật. Điểm còn lại tại khu Đền tưởng niệm Liệt sĩ Bến Dược (xã Phú Mỹ Hưng, H.Củ Chi), số lượng 500 quả pháo hoa tầm cao, 30 giàn pháo hoa tầm thấp.
Ngay từ 6 giờ sáng, tiếng nhạc rộn ràng tại Sân 4A Nhà Văn hóa Thanh niên (Số 4 Phạm Ngọc Thạch, quận 1, TP.HCM) đã đánh dấu sự khởi hành chuyến xe Tết sum vầy 2025. Năm nay ban tổ chức đã bố trí hơn 40 xe để đưa toàn bộ số sinh viên và người lao động khó khăn về quê.Em Trần Thị Ngọc Thúy, sinh viên năm cuối Trường đại học Sài Gòn (quê Nghệ An) không giấu được xúc động khi nhận được vé xe về quê từ chương trình. "Bản thân em từng nhiều lần lo lắng về chi phí tàu xe, trăn trở không biết làm cách nào để về quê đón Tết như lời đã hứa với mẹ. Tấm vé xe từ chương trình cho em cảm nhận rõ như sự ấm áp, tử tế trong cuộc sống. Em tin chắc rằng bữa cơm Tết năm nay của mình sẽ thật ấm áp và chan chứa tình yêu thương", Thúy chia sẻ. Có mặt tại Nhà Văn hóa Thanh Niên từ 4 giờ sáng, cô Thủy (bán bánh tráng ở cầu Ông Lãnh) xúc động nói: "Mấy đứa cháu ngoại ngoài quê nhắn cô là tụi nó không ngủ hôm qua để đợi ngoại về. Vui dữ lắm. Mấy năm trước hội bán bánh tráng của cô có người về, người phải ở lại, tại vé xe đắt. Năm nay ai cũng về nên ngoài quê đông vui dữ lắm. Bình thường cô toàn ngủ tới 4 giờ mà nay 2 giờ là tự tỉnh rồi, nôn nao vui quá không ngủ được".Chuyến xe năm nay không chỉ ghi nhận sự hỗ trợ về mặt vật chất của đơn vị đồng hành mà có sự góp sức của đông đảo thế hệ cựu sinh viên, những người đã từng có mặt trên chuyến xe Tết sum vầy những năm trước. Không chỉ đóng góp một phần thu nhập của mình, các cựu sinh viên còn chủ động tham gia với vai trò tình nguyện viên cho chương trình.Bạn Phan Thị Nhất (cựu sinh viên Đại học Giao thông vận tải TP.HCM, quê Bình Định) chia sẻ: "Em đi chuyến xe Tết sum vầy từ năm 2015 đến 2019. Em mới từ Thái Lan về sau 4 năm làm việc ở nước ngoài và muốn rằng hiện tại chưa có tiền thì mình góp sức. Hy vọng ngày càng nhân rộng chương trình để các bạn sinh viên nghèo về quê đón Tết".Tham dự lễ tiễn có đồng chí Nguyễn Hải Nam (Ủy viên Ban chấp hành, Phó Chánh văn phòng Trung ương Đoàn TNCS HCM), đồng chí Trần Thị Diệu Thúy (Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM), đồng chí Nguyễn Thị Bạch Mai (Thành ủy viên, Phó Trưởng ban thường trực Ban Dân vận Thành ủy), đồng chí Trần Thu Hà (Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam TP.HCM), nhà báo Lâm Hiếu Dũng (Phó Tổng biên tập Báo Thanh Niên), ông Shimada Shigeru (Chánh Văn phòng Tổng Giám đốc Công ty CP Acecook Vietnam)…Sau phần phát biểu của đại diện Hội Sinh viên Việt Nam TP.HCM và trao 30 vé tượng trưng, toàn bộ sinh viên và người lao động đã di chuyển ra xe theo sự sắp xếp của lực lượng tình nguyện viên. Mỗi người có mặt trên chuyến xe Tết sum vầy cũng được các cấp lãnh đạo và đại diện đơn vị tài trợ Acecook Việt Nam trao tận tay các phần quà Tết để hành trang về nhà thêm đủ đầy, trọn vẹn.Tiếp nối thành công của những năm trước, chuyến xe Tết sum vầy 2025 trở lại trong bối cảnh nền kinh tế gặp không ít khó khăn do suy thoái kinh tế và ảnh hưởng của cơn bão Yagi. Hơn bao giờ hết, những tấm vé về quê đón Tết trở nên cần thiết với các hoàn cảnh khó khăn.Chia sẻ tại lễ tiễn, ông Shimada Shigeru (Chánh Văn phòng Tổng Giám đốc Công ty CP Acecook Vietnam) nhấn mạnh: "Đây là năm thứ 5 Acecook Việt Nam có vinh dự được đồng hành cùng chương trình chuyến xe Tết sum vầy. Acecook Việt Nam rất vui được đóng góp một chút sức lực của mình giúp các bạn sinh viên và người lao động có thể về quê đón Tết, sum vầy cùng gia đình. Năm nay là năm đánh dấu 30 năm ngày bán hàng đầu tiên của công ty chúng tôi tại Việt Nam. Hiện nay, phát triển bền vững và mục tiêu phát triển bền vững là một trong những chủ đề nóng trên toàn thế giới. Việc đồng hành cùng các hoạt động cộng đồng, giống như chương trình Tết sum vầy hôm nay là một trong những mục tiêu cho hành động phát triển bền vững của công ty chúng tôi".Để đáp ứng nhu cầu của sinh viên và người lao động, Báo Thanh Niên đã phối hợp cùng SAC tổ chức chương trình Tết sum vầy 2025, với sự đồng hành của Công ty CP Acecook Việt Nam. Chương trình đã trao tặng 2000 vé xe về quê đón Tết cho sinh viên và người lao động khó khăn tại TP.HCM. Chương trình được chia thành 3 giai đoạn chính là: đăng ký và duyệt hồ sơ (từ đầu tháng 12.2024 đến 23.12.2024), phát vé (từ 23.12 đến 5.1.2025), triển khai lễ tiễn (5.1 - 20.1.2025).Bắt đầu từ TP.HCM, năm nay chuyến xe Tết sum vầy - Xuân hạnh phúc 2025 sẽ lăn bánh về các tỉnh: Ninh Thuận, Phú Yên, Quy Nhơn (Bình Định), Đắk Lắk-Gia Lai-Kon Tum, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa.Chương trình Chuyến xe Tết sum vầy 2025 đã chính thức khép lại, đưa niềm hạnh phúc đoàn viên về khắp mọi miền đất nước. Tin rằng đây sẽ là khởi đầu tốt đẹp với tất cả những ai có mặt trong chuyến xe này trước thềm năm mới Ất Tỵ.
Chìa khóa cho bài thi đánh giá năng lực
QL13 được coi là "xương sống" nối tỉnh Bình Dương với TP.HCM, được UBND TP đề xuất mở rộng từ năm 2002. Thế nhưng, do hàng loạt vướng mắc về giải phóng mặt bằng, nguồn vốn, cơ chế… nên tuyến đường huyết mạch này ngậm ngùi "gánh còng lưng" mỗi ngày một lượng lớn hàng hóa từ Bình Dương về TP.HCM. Với hơn 13 khu công nghiệp, lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu thuộc hàng "khủng", tình trạng ách tắc diễn ra cả ngày lẫn đêm, lan vào cả các đường nối nội đô như Xô Viết Nghệ Tĩnh, Ung Văn Khiêm…Trong phương án do Sở GTVT trình HĐND TP, QL13 nối TP.HCM với Bình Dương, 6,3 km QL13 từ cầu Bình Triệu đến cầu Vĩnh Bình sẽ được mở rộng lên 60m, đáp ứng 10 làn xe.Trong đó, trên tuyến sẽ xây dựng 3,2 km đường trên cao (cầu cạn) từ nút giao Bình Triệu đến nút giao Bình Phước, với vận tốc thiết kế 80 km/giờ. Bên dưới, đường song hành mỗi bên rộng 3 làn xe, tốc độ tối đa 60 km/giờ.Tại các nút giao quan trọng như cầu Bình Lợi và nút giao Bình Phước, dự án sẽ bổ sung hầm chui hai chiều để tăng khả năng lưu thông. Cầu Vĩnh Bình ở cuối tuyến cũng được mở rộng lên 10 làn xe, đảm bảo kết nối thông suốt giữa TP.HCM và Bình Dương.Đáng chú ý, so với thời điểm đề xuất dự án cách đây hơn 20 năm, tổng mức đầu tư mở rộng tuyến đường huyết mạch này đã tăng hơn 5 lần, chủ yếu do chi phí giải phóng mặt bằng. Cụ thể, năm 2002, chi phí giải phóng mặt bằng trên toàn dự án chỉ mất khoảng 2.500 tỉ đồng, tổng vốn đầu tư hơn 4.000 tỉ đồng. Sau 18 năm (khi Sở GTVT trình chủ trương thực hiện năm 2021), tổng mức đầu tư dự án tăng lên tới 9.992 tỉ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng đội lên 8.176 tỉ đồng. Đến nay, với phương án đã được chính thức thông qua, tổng mức đầu tư sơ bộ của dự án là 21.724 tỉ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng và di dời hạ tầng kỹ thuật chiếm hơn 15.200 tỉ đồng (khoảng 15,6ha đất sẽ bị thu hồi làm dự án, ảnh hưởng đến 1.155 hộ dân). Chi phí xây lắp và thiết bị khoảng 4.331 tỉ đồng, phần còn lại dành cho quản lý dự án, lãi vay và các chi phí dự phòng khác.Trong cơ cấu tài chính, ngân sách TP.HCM sẽ tham gia khoảng 14.707 tỉ đồng (70% tổng mức đầu tư) để bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư. Phần còn lại do nhà đầu tư đóng góp với số vốn khoảng 6.303 tỉ đồng (30%), thời gian khai thác, thu phí hoàn vốn dự kiến kéo dài 21 năm 4 tháng.Theo kế hoạch, công tác giải phóng mặt bằng sẽ bắt đầu từ quý 3 năm nay, thủ tục lựa chọn nhà đầu tư sẽ thực hiện song song. Quá trình xây dựng dự kiến bắt đầu từ quý 3/2026, hoàn thành và khai thác sau đó 2 năm. Như vậy, muộn nhất tới cuối năm 2028, giấc mơ xóa nút cổ chai QL13 của người dân TP.HCM sẽ thành hiện thực, sau 26 năm chờ đợi.